LỚP 34K06.1 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP 34K06.1 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

Chia sẻ tài liệu, giáo trình, phần mềm
 
Trang ChínhTrang Chính  Facebook  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Email  Đăng NhậpĐăng Nhập  Upload  Tài liệu kinh tế  Down load Sách nói  

Share
 

 9 kĩ năng mềm để thành công

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Bang chủ cái bang
Bang chủ cái bang
admin

Nam
Tổng số bài gửi : 595
Số fan hâm mộ : 1841
Birthday : 05/05/1989
Join : 05/06/2009
Humor : tu tin nao`

9 kĩ năng mềm để thành công Empty
Bài gửiTiêu đề: 9 kĩ năng mềm để thành công   9 kĩ năng mềm để thành công Icon_minitimeMon Sep 28, 2009 12:26 pm

đây là tui sưu tầm được khi dạo qua một website
9 kỹ năng “mềm” để thành công
Phạm Thu Thúy
Bwportal
09:11' PM - Chủ nhật, 25/12/2005

Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”.

Thế nào là những kỹ năng “mềm”?

Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp có ấn tượng không? Giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây chính là các dạng câu hỏi ưa dùng để xác định được mức độ kỹ năng “mềm” của bạn.

Tại sao người sử dụng lao động lại quan tâm tới các kỹ năng này?

Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.

Các kỹ năng “mềm”

Vì vậy, làm thế nào để bạn khám phá ra các kỹ năng này và tận dụng chúng một cách tối đa? Sau đây là danh sách những tính cách “mềm” đặc trưng nhất và cách thức để hoàn thiện chúng.

1. Có một quan điểm lạc quan

Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.

2. Hòa đồng với tập thể

Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể ko chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

3. Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:

- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Đừng tỏ ra bồn chồn
- Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ
- Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề
- Phát âm một cách chính xác
- Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường

Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên
rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

4. Tỏ thái độ tự tin

Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.

5. Luyện kỹ năng sáng tạo

Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.

6. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.

7. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác

Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.

8. Đa năng và ưu tiên những việc cần làm trong danh sách của bạn

Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới.

9. Có cái nhìn tổng quan

Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn

Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này
Về Đầu Trang Go down
http://34k061.com
admin
Bang chủ cái bang
Bang chủ cái bang
admin

Nam
Tổng số bài gửi : 595
Số fan hâm mộ : 1841
Birthday : 05/05/1989
Join : 05/06/2009
Humor : tu tin nao`

9 kĩ năng mềm để thành công Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 9 kĩ năng mềm để thành công   9 kĩ năng mềm để thành công Icon_minitimeMon Sep 28, 2009 12:30 pm

và đây là bài viết trên web của sở gd và đt tp ĐN
Kỹ năng sống chính là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý - xã hội giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống.

Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trong cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Thế nhưng, thực tế hiện nay cho thấy giới trẻ Việt Nam vẫn còn rất thiếu các kỹ năng sống cần thiết và điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho họ khi xin việc làm và thích ứng trong cuộc sống.

Vì vậy, việc trang bị văn hóa và kỹ năng sống đã đến lúc cần song hành với nhau. Điều này hết sức quan trọng đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Để có đủ kỹ năng sống thì không thể chỉ chờ đợi ở những giờ lên lớp trên giảng đường, ở trường học. Giới trẻ cần được gia đình quan tâm dạy bảo hơn và cũng cần tự biết sàng lọc, trang bị kiến thức sống cho mình.

Nhìn đâu cũng thiếu

Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục cho thấy 83% học sinh thiếu các kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng tập trung cho hành trang vào đời của mình. Thậm chí, nhiều người còn phàn nàn giới trẻ thiếu kỹ năng để giữ gìn hạnh phúc gia đình, kiểm soát bản thân, rèn chỉ số cảm xúc, làm chủ sự thay đổi, làm chủ thời gian sống, hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu cuộc đời, ra quyết định.

Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không được nhận vào làm vì thiếu kỹ năng sống, cụ thể là kỹ năng làm việc nhóm. Điều này đã không còn là trường hợp ngoại lệ đối với các sinh viên hiện nay. Đa số đều có thể tự làm tốt, thậm chí xuất sắc nhưng khi làm việc nhóm thì lại đùn đẩy công việc, có tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Qua khảo sát của Công viên phần mềm Quang Trung có hơn 100 ý kiến doanh nghiệp cho rằng, sinh viên mới ra trường bên cạnh điểm hạn chế là thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thiếu kiến thức chuyên ngành thì còn thiếu những cái thuộc về kỹ năng sống như: không có kinh nghiệm làm việc nhóm, không biết cách diễn đạt, trình bày, không có lòng đam mê công việc, kỹ năng giao tiếp kém.

Nhiều chuyên gia cho biết kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn chỉ chiếm tối đa 40% cho việc thành công của họ, còn chính kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, quản lý thời gian, làm việc cùng người khác… chiếm đến hơn 60% còn lại để thành công. Nhưng tiếc rằng giới trẻ hiện nay thường thiếu kỹ năng sống.

Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TPHCM) cho biết, những kỹ năng văn hóa sống không chỉ giúp mỗi sinh viên tồn tại đúng nghĩa trong cuộc đời mà còn giúp các bạn biết bảo vệ chính mình để có cuộc sống an toàn trong tương lai, định hướng một cách hợp lý cho hạnh phúc...

Cần sự quan tâm có chất lượng

Nhiều bạn trong giới trẻ đang rất lúng túng trong việc làm thế nào để tránh khỏi trạng thái khủng hoảng và vượt qua stress, những khúc mắc tình cảm, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Nguyên nhân của việc này cũng chính vì giới trẻ chưa được trang bị kỹ năng sống. Và đặc biệt, giới trẻ chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Mà giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ đòi hỏi sự quan tâm có chất lượng chứ không phải quan tâm theo kiểu "đền bù".

Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội),cuộc sống bây giờ phức tạp, con người có thể yếu đuối trước thiên nhiên, yếu đuối trước chính mình. Trong xã hội hiện đại, chúng ta càng trả giá nhiều, có những sự việc không phải đợi trẻ em lớn lên mới cho tiếp cận mà sớm cho trải nghiệm, sẽ tốt hơn. Có thể trải nghiệm dưới những hình thức này khác. Và một trong những con đường dạy các em trải nghiệm là qua giáo dục. Hiện tại, giáo dục của chúng ta tập trung nhiều vào giảng dạy văn hoá, mà chưa chú trọng đến nhiều những khía cạnh hoạt động tinh thần.

Một điều rất cần hiện nay là giáo dục cho học sinh một nền tảng sâu hơn về giá trị sống và kỹ năng sống. Giáo dục về giá trị sống để dạy cho các em biết thế nào là tôn trọng, yêu thương, tự do… Ý thức được những giá trị căn bản này, các em sẽ trang bị nhận thức và bản lĩnh tốt hơn. Cần dạy cho các em nhiều hơn về các kỹ năng sống, xử lý tình huống như kỹ năng tư duy, giao tiếp, ra quyết định, lắng nghe…Những kỹ năng này phải được rèn luyện, qua trao đổi thảo luận.

Hiện cũng có nhiều nơi đưa kỹ năng sống vào giảng dạy nhưng chưa phổ biến. Đa số giáo viên chưa biết cách để đưa các bài giảng gắn với các hoạt động tập thể, đưa ra những tình huống giải quyết, xử lý như thế nào…để học sinh thảo luận với nhau.

Theo Chuyên viên tư vấn tâm lý Ngô Minh Uy, Khoa Tâm lý, ĐHDL Văn Hiến (TP.HCM), kỹ năng sống là rất cần thiết cho giới trẻ, nhưng hiện nay, đang hoàn toàn bỏ ngỏ. Nền giáo dục, xã hội chưa giúp người trẻ nhận ra rằng những khó khăn của cuộc sống là chuyện đương nhiên. Và cũng chưa giúp trẻ hiểu được, khi gặp khó khăn thì chúng cần phải có sự giúp đỡ để vượt qua. Mọi người ngại nói ra những khó khăn của mình, mọi người ngại bày tỏ những vướng mắc của mình. Và tự mình tìm cách giải quyết để rồi đi đến bế tắc. Nên chăng, cần hình thành một ý thức tìm đến sự giúp đỡ khi mình không thể vượt qua.
Về Đầu Trang Go down
http://34k061.com
satthu127
thiếu tướng
thiếu tướng
satthu127

Tổng số bài gửi : 25
Số fan hâm mộ : 98
Join : 03/09/2009

9 kĩ năng mềm để thành công Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 9 kĩ năng mềm để thành công   9 kĩ năng mềm để thành công Icon_minitimeThu Oct 01, 2009 1:12 am

khá
tất cả là lý thuyết nhưng khi làm hoặc đụng vào thì thật khó.Có lẽ phải học hỏi nhiều đây.ok
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




9 kĩ năng mềm để thành công Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 9 kĩ năng mềm để thành công   9 kĩ năng mềm để thành công Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

9 kĩ năng mềm để thành công

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Sách nói: Bí quyết của thành công tập 2 - David Niven
» Sách nói: Bí quyết của thành công tập 1 - David Niven
» Sách nói: Phong thủy bí quyết thành công
» Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án đầu tư nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam
» Tiểu luận: Hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam trong ngành công nghiệp ôtô

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP 34K06.1 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG :: KỸ NĂNG & HỌC TẬP & ĐỌC SÁCH :: Kĩ năng mềm-
 

Powered by: phpBB2
Copyright ©2008 - 2011, 34K06.1 DUE
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
luận văn tốt nghiệp | Luan van |