LỚP 34K06.1 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP 34K06.1 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

Chia sẻ tài liệu, giáo trình, phần mềm
 
Trang ChínhTrang Chính  Facebook  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Email  Đăng NhậpĐăng Nhập  Upload  Tài liệu kinh tế  Down load Sách nói  

Share
 

 Thuật đọc sách báo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Bang chủ cái bang
Bang chủ cái bang
admin

Nam
Tổng số bài gửi : 595
Số fan hâm mộ : 1841
Birthday : 05/05/1989
Join : 05/06/2009
Humor : tu tin nao`

Thuật đọc sách báo Empty
Bài gửiTiêu đề: Thuật đọc sách báo   Thuật đọc sách báo Icon_minitimeSun Apr 10, 2011 4:21 pm

TỰA

Năm xưa, trong một buổi tiệc cuới, sau khi cụng ly sâm banh, người ta bàn một câu chuyện mà đến bây giờ vẫn còn làm cho tôi nghĩ ngợi. Có một ông bạn người gầy còm đeo kính trắng gọng vàng bị một vài người bạn vừa nói chơi vừa giễu là “ở trong hang sách mới ra”.

Mọi người bảo anh ta tiền dư bạc thừa, ngày tối không làm gì chỉ biết nghiện sách. Có một ông bạn ngồi kề bên, mập mạp, đeo kính gọng đen, xen vào chuyện bằng câu: “Ôi, anh siêu thực tế quá. Anh cũng như bao nhiêu người khác đọc đủ thứ mà không làm gì cả. Có kẻ còn chuyên môn chực hờ chỉ trích bất cứ ai làm cái gì không giống sách vở dạy. Tôi ghét hạng mọt sách ấy.

Riêng tôi, không đọc cái gì cả. Tôi có mấy bạn viết văn, tôi bảo họ đừng bao giờ tặng tôi sách. Nhật báo ráng lắm tôi mới đọc để biết tin tức. Thôi các anh phá “Ông cụ” của chúng ta đây làm gì? Để ông yên trong cái tháp ngà sách của ông đi”. Hai mẫu người làm cho tôi nghĩ ngợi hai vấn đề: Người mọt sách đọc đủ thứ mà không làm gì hết; Người không thèm đọc cái gì cả. Câu chuyện xảy năm 1950. Khi tôi thuật lại cho bạn đây đã qua biết bao nhiêu năm vậy mà nó vẫn còn gây ấn tượng mạnh trong đầu óc tôi. Vấn đề đặt ra cho ta là sống sao cho thành công, cho hạnh phúc chớ không phải đọc hay không đọc.

đọc nhiều hay đọc ít. Nhưng để đoạt mục đích cao cả ấy thì con người phải được giáo dục. Theo Gibbon, ta hấp thụ hai thứ giáo dục, một của gia đình và nhà trường, một của chính ta cái sau này rộng rãi hơn, kéo dài suốt đường đời của ta mà phương tiện chính yếu là đọc. Nói chính yếu vì sách báo tập trung được cho ta vô số kiến thức, kinh nghiệm mà đời thu nhận trong thiên nhiên, trong con người. trong xã hội, trong trường sống muôn mặt.

Sách báo không phải chính ngoại giới mà là phản ảnh của ngoại giới. Chúng là túi khôn của nhân loại. Ngày xưa muốn ghi chép cái gì thì dân Ai Cập phải khắc vào đá. dân Do Thái ghi trên da trừu, dân Trung Quốc viết trên mảnh tre. Ngày nay, thiên hạ viết, in trên giấy. Dù với hình thức nào sách báo vẫn là phương tiện tối yếu để truyền văn hóa.

Bạn tưởng tượng, nếu không có sách báo, thì lịch sử, văn hóa nhân loại làm sao lưu truyền từ đời này qua đời kia. Vẫn biết có khẩu truyền nhưng phương tiện truyền bá tư tưởng này thường ít trung tín. Vả lại trí nhớ con người có hạn. Trung Quốc có câu này bạn có nhớ không: “trí nhớ đậm nhất cũng không ghi rõ bằng mực lợt nhất”.

Sách báo kia mà còn bị cái nạn "tam sao thất bản" huống hồ “nói truyền ngôn”. Sách báo quan trọng. điều đó chắc bạn đồng ý rồi. Bây giờ bạn nghĩ sao về người chỉ biết hoạt động mà bất cấn đọc và người chỉ biết đọc mà bỏ rơi cuộc đời. Hoạt động mà không cần đọc theo tôi nghĩ là tiêu ngữ nguy hiểm. Trong cổ tích A Rập có ông vua nào đó cứ bảo nhà thông thái nọ toát yếu các sách vở lại cho mình. Thiên kinh vạn quyển làm thành một quyển.

Một quyển còn lại một câu. Một câu còn lại một chữ. Sau bao nhiêu lần đem trình vua, nhà thông thái cứ bị khiển trách nặng lời. Lần chót hết cũng bị quát nạt và còn bị mắng là: bọn láo. Y của nhà vua kiến thức con người không làm gì truyền lưu, toát yếu được. Tôi xin miễn phê bình thâm ý của ngụ ngôn này.

Nhưng tôi không tin người chủ trương không thèm đọc sách báo là người có thâm ý như ông vua trong cổ tích trên. Phải nói thẳng là phần đông không được tập thói quen đọc. Tôi đưa nguyên nhân ấy để tránh những nguyên nhân lười biếng qua bận công ăn việc làm...
Tại sao ta không được tập thói quen đọc. Xin mời bạn đọc giùm tôi mấy dòng này của Nguyễn Hiến Lê trong cuốn “Tự học để thành công” nơi bài tựa, trang 8: “ở trường ra, có ai chỉ cho tôi cách tự học đâu?”.

Trước sau, tôi được học non ba chục ông thầy vừa Việt vừa Pháp. Mà tôi nhớ chỉ có vị khuyên tôi đọc sách để luyện Pháp văn, đó là cụ Dương Quảng Hàm.

Còn khi ra trường rồi, nên đọc thêm những sách gì thì tuyệt nhiên tôi chưa thấy một giáo sư nào chỉ bảo cho học sinh. Đến lúc cầm quyển sách này trên tay đây, bạn đã được học qua với mấy ông thầy? Và được mấy vị dạy cho bạn cách đọc sách? Nếu có được khuyên đọc thì đọc cuốn nào?

Sách xây dựng giá trị đời bạn hay tiểu thuyết tình cảm hay thơ đầy nước mắt của chàng và nàng làm trái tim thổn thức. Tôi lại kính mời bạn đọc thêm giùm tôi mấy lời này của Nguyễn Duy Cần trong quyển “Tôi tự học” ở bài tựa, trang 17: “Thú thật, Ơ trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không tiêu hóa được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian tiêu hóa rất ngắn.

Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này mà có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu cũng đều nhờ công phu tự học cả”. Mà tự học là gì nếu không phải là đọc sách, đọc báo. Nhà trường xưa cũng như nay, có trên một ngàn lẻ một lẽ để bênh vực tại sao không hoặc ít dạy ta tự học bằng cách đọc.

Tôi xin miễn lặp lại những cái hỏng của học đường mà tôi đã phê bình rải rác trong mấy chục tác phẩm trước trên mười năm nay. Ở đây tôi muốn bạn ý thức rằng không đọc, đọc ít quá, vốn văn hóa của ta không đủ để thành công, để hiểu đời, để xử thế, để nâng cao nhân cách. Nhiều khi đọc gần phát điên mà lúc nói chuyện, ta còn thấy cạn ý cạn lời, huống hồ năm này qua năm nọ không hề động đến một trang sách.

Đọc tiểu sử vĩ nhân nào ta cũng thấy họ mê sách như mê nhân tình. Gautier nói Edison hồi 16 tuổi đã đọc “15 pied sách”. Pied là đơn vị chiều dài xưa: O.324m. Nếu Napoleon nói mình đọc sách “đến phát khùng” thì Jean Jacques Rousseau cũng nói: “Đầu của tôi xoay tròn vì đọc sách”.

Danh nhân có thiên bẩm xuất chúng mà còn phải nuốt sách như vậy thì phàm nhân khinh rẻ việc đọc nghĩa là sao? Nghĩa là một cách tự sát về đường tinh thần. Là nói, là viết mà bất cần suy tính bất kể chủ trương mục đích. Người không đọc như vậy còn người đọc mà nhìn đời như không có chi thì sao? Cả hai đều đứng trên hai thái cực nguy hiểm.

Không đọc thì óc bọng. Đọc mà nô lệ sách thì sống giữa đời như gà mở cửa mả. Phải đọc sách nhưng không phải sách nào ta cũng giao trọn hồn xác cho nó. Vì dè dặt đó mà Mạnh Tử khuyên bạn và tôi: “Tận tín như bất như vô thư”. Sách là con đẻ của tác giả. Tác giả là con người.
Trong xã hội có người tốt, người xấu thì trong làng sách, trong thư viện, có cuốn phải đọc nhưng có cuốn không cần ngó đến làm chi. Bạn thuộc lòng giùm tôi ngạn ngữ này của A Rập: "Không có tên trộm cướp nào lưu manh bằng một cuốn sách".

Trong xã hội ta lựa người giao thiệp, ngay đối với người gọi là tốt ta cũng còn phải phân biệt việc làm lời nói của họ nữa. Cũng thế ấy, ta phải lựa sách, trong từng cuốn sách ta đọc ta phải biết phân biệt vàng thau.

Đó là chưa nói phải biết đọc sách báo ngoài văn tự vì chỉ có cách đọc dó mới thể hiện được lời vàng ngọc này của Honoré de Balzac: “Đọc là hai người sáng tác chung” Tất cả đều nằm trên cái mà Emile Faguet gọi là “Nghệ thuật đọc”. Về nghệ thuật này ở nước ta có hai cuốn sách chỉ dẫn sáng suốt đó là quyển Tự học để thành công của Nguyễn Hiến Lê và quyển Tôi tự học của Nguyễn Duy Cần.

Còn ở ngoại quốc thì không đến nỗi chất thành núi song rất là phong phú. Tôi có liệt kê cho bạn ở cuối sách mấy chục cuốn quan trọng. Sau khi đọc kỹ các sách vừa kể rồi, với kinh nghiệm chút ít của riêng mình, tôi xin gởi đến các bạn cuốn sách bé này. Nó chỉ ra nghệ thuật đọc để tự học và chỉ dẫn nghệ thuật tư tưởng và nhất là áp dụng điều mình đọc vào đời sống thực tế.

Tôi nghĩ vấn đề sau hết'này tối ư quan trọng. Mục đích của đọc là nên thân, khỏe thân. Có ai trên đời muộn mình hư đốn và khốn nạn hả bạn? Sách dù hay đến đâu vẫn không phải là cuộc đời. Đừng nô lệ từng phết, từng chấm trong sách mà làm một tên gàn trong cuộc sống thường nhật.

Vấn đề cột trụ là phải lấy cái hay trong sách đem .ra đời sống, một đời sống đẹp. Tôi chia sách làm 3 phần gồm 15 chương:

- Phần nhất : Tại sao đọc? (5 chương).
- Phần hai : Đọc cái gì? (5 chương).
- Phần ba : Đọc cách nào? (5 chương).

Còn phụ lục gồm năm mươi danh ngôn, cất để giúp bạn rộng đường tư tưởng về việc xây dựng tinh thần bằng cách đọc sách báo. Lúc viết, tôi cứ sợ nình nói nhiều làm cho sách quá dày, nhìn cuốn sách bạn sẽ ngán đọc. Tôi sợ như vậy vì tôi nghĩ loại này ít người đọc và nếu có ai đọc cũng phải cố gắng vì nội dung thường đầy những chuyện khô khan.

Khi viết, tôi không định sắc cho bạn một tô thuốc bắc mà định hiến bạn một cục thuốc cao nấu kẹo lại. Đề tài này có thể viết thành cuốn sách năm bảy trăm trang. Ở đây tôi rút kết lại những đại cương rồi gợi lại cho bạn óc tìm tòi thêm. Quả thật cuốn “Lạc thú của óc” này ở trong trường hợp một câu bất hủ của Kinh Dịch “Sách không cạn lời; Lời không cạn ý”.

Tuy nhiên, tôi hy vọng nó làm một tia sáng có tính cách chỉ nam cho bạn trên con đường tự học để tự tạo chân giá trị cho mình và cho người khác.

Về Đầu Trang Go down
http://34k061.com
admin
Bang chủ cái bang
Bang chủ cái bang
admin

Nam
Tổng số bài gửi : 595
Số fan hâm mộ : 1841
Birthday : 05/05/1989
Join : 05/06/2009
Humor : tu tin nao`

Thuật đọc sách báo Empty
Bài gửiTiêu đề: Phần 1: tại sao phải đọc   Thuật đọc sách báo Icon_minitimeSun Apr 10, 2011 4:22 pm

PHẦN I : TẠI SAO ĐỌC ?

CHƯƠNG I

ĐỌC SÁCH BÁO VÀ KHAI HOÁ CON NGƯỜI

ĐẠI YẾU

1. Nhu cầu hiểu biết của con người
2. Chân lý cần cho toàn thể sinh hoạt của con người
3. Sách báo tàn trữ chân lý
4. Chân nghĩa của đọc

1. Nhu cầu hiểu biết của con người

Quan niệm đúng về con người cho bạn biết con người đấu tranh bởi thể xác và tinh thần. Riêng tinh thần gồm ý chí và trí tuệ. Trí tuệ là tài năng nhắm đối tượng (cá nhân). Nó tự nhiên hướng về sự thật. Nó thúc đẩy con người khao khát chân lý, tìm kiếm, đấu tranh và có thể đổ máu để bảo tồn chân lý.

Chân lý là gì? Mấy tiếng ngày xưa Pilate buông ra trước khi rửa tay tỏ ra vô trách nhiệm về cái chết của đấng cứu thế. Ý nghĩa của mấy tiếng ấy, tự bản chất, chứa sự tốt đẹp, thu hút đầu óc con người. Người ở đâu và thời nào, thuộc giai cấp xã hội nào, theo đảng phái chính trị, tôn thờ một tôn giáo nào đều đói khát sự thật.

Dĩ nhiên, theo kinh nghiệm của người ta thấy chân lý nị hiểu năm bảy đường. Ở đây ta không phân tích tỉ mỉ của loại chân lý như:

Chân lý thể chất (Vérité metérielle)
Chân lý hữu thể (Onthologique)
Chân lý mô thức (Formelle)
Chân lý luận lý (Lagique)
Chân lý siêu hình (Métaphysique)
Chân lý siêu nghiệm (Transcendantale)
Chân lý siêu vật (Transcendante)

Tôi chỉ xin bạn lưu ý: Chân lý thật là chân lý và chân lý được coi là chân lý. Chân lý thật là chân lý dù bạn và tôi có hay không, dù tôi và bạn nghĩ về nó như thế nào, mặc ta, nó vẫn có. Như đồ được chứa thì nhỏ hơn đồ chứa: Bánh nhỏ hơn khuôn bánh. Chân lý được coi là chân lý có thể là chân lý thật mà cũng có thể là sai lầm mà một số nghĩ là sự thật.

Hồi thời Trung Cổ, một số người cho rằng mặt trời xoay quanh trái đất. Thủ địch của Pasteur cho là vạn vật tự sinh không cần có mầm sống. Đó là chân lý được coi là chân lý. Song dù quan niệm chân lý cách nào, người ta cũng tự nhiên tỏ ra yêu mến chân lý.

Nhu cầu hiểu biết chân lý trong con người cũng ráo riết như nhu cầu ăn uống: một của tinh thần, một của thể xác. Mà có khi người ta cho cái trước hơn cái sau nữa. Nhiều người không thể chịu nổi khi có đời sống vật chất phong phú mà bị cấm đoán tìm sự thật. Tinh thần càng được phát triển càng cảm thấy thiếu thốn về chân lý.

Người làm ruộng kém học nhìn hạt lúa đâm mộng rồi nghĩ đơn sơ rằng sẽ gieo mạ rồi dọn đất cấy. Song một nhà vạn vật học, một triết gia nhìn hạt lúa đâm mộng rộn lên trong đầu óc đủ thứ ý tưởng.

Càng tiến sâu vào đại vũ trụ và tiểu vũ trụ (con người) huyền bí người ta càng thấy chân lý miên mang quá, càng cảm thấy phải nén đầu óc mình vào đấng tối cao là nguồn chân lý mới ý thức được đầy đủ chân lý. Thật đúng như lời Rivarol nói: “Ít khi khoa học đẩy xa thượng đế, nhiều khoa học kéo lại gần người”.
Về Đầu Trang Go down
http://34k061.com
admin
Bang chủ cái bang
Bang chủ cái bang
admin

Nam
Tổng số bài gửi : 595
Số fan hâm mộ : 1841
Birthday : 05/05/1989
Join : 05/06/2009
Humor : tu tin nao`

Thuật đọc sách báo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật đọc sách báo   Thuật đọc sách báo Icon_minitimeSun Apr 10, 2011 4:24 pm

2. Chân lý cần cho toàn thể sinh hoạt của con người

Nhu cầu hiểu biết mà ta chứng minh trên, không phải chỉ là đòi hỏi ở tinh thần mà còn là đòi hỏi của các cuộc phát triển khác trong con người.

Nhất nhất cái gì từ ham muốn, yêu đương, mưu tính đến ăn uống trị bệnh, nghỉ ngơi, giao thiệp, làm việc, tất cả đều cần biết sự thật. Có ai mong mỏi điều giả dối, yêu đương người lường gạt, mưu tính công việc sai lầm, ăn uống, trị bệnh, nghỉ ngơi sai phép vệ sinh, giao thiệp, làm việc cùng người bụng dạ cáo già.

Có thể nói trọn xác hồn con người, suốt cả đời người và toàn thể cộng đồng nhân loạin đều cần chân lý, khao khát đoạt chân lý. Từ cổ chí kim có một số người được gọi là vĩ nhân gồm trí nhân và thánh nhân cung hiếm trọn đời phụng sự chân lý.

Họ nới rộng bản đồ thế giới, khám phá những tân lục địa, nghiên cứu vẫn chuyển của thế giới cực đại trên đầu ta, khảo tầm sinh hoạt của thế giới cực tiểu là thế giới siêu vi, phát minh những luật chi phối các vật thể, những luật của lý luận, của ý chí của tình cảm hay của các cộng đồng từ gia đình, đến quốc gia, quốc tế.


3. Sách báo tàng trữ chân lý

Tất cả những nỗ lực của họ lập thành kho tàng văn hoá, hiểu theo nghĩa hoàn bị của nhân loại. Họ là những phần tử tinh hoa của xã hội, truyền tay nhau ngọn đuốc thiêng soi đường dẫn lối cho nhân loại tiến hoá. Họ không hẹn nhau mà gặp nhau ở cùng điểm và làm cho nhân loại văn minh.

Cả con đường thiên lý mà họ trải qua để khám phá chân lý được ghi chép lại trong sách báo. Sách báo là lợi khí gần như số một về phương diện giúp con người rút ngắn thời gian trên đường tìm sự thật. Bạn đọc và học một quyển triết lý, toán, lý, hoá hay sinh vật, học chỉ một vài tháng, học ít năm là bạn sống gồm trọn bao nhiêu cuộc đời vĩ nhân trải qua để xây dựng nội dung các sách ấy.

Nếu không có sách báo thì ta phải nhờ ai đó dùng trí nhớ dạy cho ta điều cần thiết. Mà dù người cường qúi như Sénèque cũng không làm sao giúp ta thông suốt các môn học nhất là ở thời này cái học đã trở thành mênh mang như trời biển.

Còn nói ta tự tìm hiểu lấy là nói điều gần như phi lý vì đời ta đâu đủ thời giờ, sức lực, phương tiện để khám phá ta cái kho kiến thức mà trùng trùngđiệp điệp vĩ nhân đã chết hết lớp này sang lớp khác để lại cho nhân loại. Quả thật đọc sách báo là điều kiện tất yếu để thụ hưởng di sản kiến thức của tiền bối.

Désiré Roustan nói chí lý: “Để tự khai hoá suốt đời, phương thế tôi cần, hữu hiệu nhất và nhanh chóng nhất nếu ta muốn dùng đó là đọc”.


4. Chân nghĩa của đọc

Nếu bạn nói thú đọc sách là thú quý hơn cả kho tàng của vua Salomon mà không ai cướp đoạt được thì tôi đồng ý nhưng không thỏa mãn bằng khi bạn nói đọc ngoài mục đích tìm lạc thú tinh thần, còn mục đích chính là phát triển tinh thần. Đọc hiểu như vậy đồng nghĩa với tự học.

Trong nhiều tác phẩm trước, tôi có nói qua về vấn đề này. Ở đây chỉ xin nhấn mạnh điểm tự học bằng sách báo bổ khuyết vốn học nhà trường và đáp ứng nhu cầu muôn mặt của ta trong cuộc sống phức tạp. Hình như phải nói tuyệt đối không ai có vốn kiến thức vững chắc mà không nhờ tự học và không ai tự học mà không nhờ đọc sách báo.

Thông minh như Khổng Tử mà còn thú nhận: “Thường tôi cả ngày đêm không ăn ngủ để suy nghĩ, vô ích, không bằng học: Ngô thường chung nhật bất thực, chung dạ bất tẩm dĩ tư, vô ích, bất như học dã”. Tiếng học của Khổng Tử đây có nghĩa là đọc cái di sản của cổ nhân tuy hình hài đã tan ra mà vẫn bất diệt trong sách báo, vẫn sáng suốt, lễ độ bàn chuyện với ta qua chữ nghĩa.

Nếu nhận con người sinh ra bất toàn, ai cũng phải nỗ lực vươn mình lên chân, thiện, mỹ để tạo hạnh phúc gồm hiện phúc ở đời này và siêu phúc ở cõi lai sinh thì đọc sách là tối cần cho tự học để đoạt mục tiêu ấy. Đọc không thể coi là một xa xỉ phẩm, một lối chơi vì bản tính của nó chứa đựng số mệnh cao cả là giúp con người khai trí. Vào một thư viện là mượn công sưu tầm của tiền nhân để chính ta, ta tìm ra những hay đẹp mới để góp phần phụng sự xã hội của mình.

Mỗi cuốn sách, xét theo sứ mệnh ấy, phải chứa một phần tối thiểu đóng vai trò hướng đạo tâm trí ta. Có thể nói, ta một ngày một hơn nhờ sách báo và trình độ nên người của ta dựa vào trình độ thăng tiếncủa tinh thần mà sách báo là phương tiện hữu hiệu nhất. Nói đến vấn đề này, ta không sao quên được vai trò của ngòi bút. Khỏi cần ca tụng công cán của những người hiểu biết lành mạnh.

Hãy lưu ý sự phá hoại và sự tự hạ của những nhà văn, nhà thơ mang tội đầu độc người đọc vì học non mà háo danh viết bậy vì cần kiếm cơm, vì mê tín những tà giáo, triết lý, vì tư lợi nào đó mà làm bồi bút, hay vì cốt khí dâm loạn tục tằn, mà thích lên mặt hướng đạo dư luận nên đẻ ra những đứa con tinh thần tập trung của tục tĩu, sai lầm và bóc lột từ tinh thần đến vật chất của độc giả.
Nhân noí về đọc sách - Sunway nhớ 1 ý rất hay đaị ý là :
Haỹ tập hoaì nghi ,khi đọc 1 cuốn sách để học được nhiều hơn ..
Vì nhắm mắt nhắm muĩ đọc cho nhiều sách baó mà ko bao giờ đặt câu hoỉ laị - liệu sách baó ấy viết có chính xác - sự thật là đâu thì chưa phaỉ là người biết đọc sách ?? nếu ko biết đặt câu hoi và đi tìm câu trà lời cho riêng mình ??

Cũng giống như có rất nhiều người cho Ta lời khuyên -Ta cứ nghĩ ho tốt - Có bao giờ tự đặt câu hoi- Động cơ cuả những lời khuyên đó là gì để phân biệt TỐT - XẤU ??
Chính hay Tà ? Thiện hay Ác ? Chân lý hay Không Chân lý ?
Đơn giản chỉ bắt đâù bằng 1 câu hoỉ ?
Người Khôn hay Ngu cũng bắt đầu từ việc biết chọn sách ..
Về Đầu Trang Go down
http://34k061.com
Sponsored content




Thuật đọc sách báo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật đọc sách báo   Thuật đọc sách báo Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Thuật đọc sách báo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Thuật ngữ tiếng Anh trong Maketing
» ảo thuật... cùng thưởng thức nhé
» Binh pháp tôn tử trong nghệ thuật tán gái
» Kiến thức xã hội tổng hợp- P4 nghệ thuật
» Tường thuật trực tuyến: Bóng đá nam Sea Games 25:

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP 34K06.1 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG :: NHÀ CỦA BÀ CON 34K06.1 PRO :: Đời sống sinh viên :: ĐỜI SỐNG SINH VIÊN :: Góc học tập-
 

Powered by: phpBB2
Copyright ©2008 - 2011, 34K06.1 DUE
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
luận văn tốt nghiệp | Luan van |